“Mục tiêu của Uber là được đồng hành cùng thanh niên Việt Nam trên con đường khởi nghiệp, giúp các nhóm khởi nghiệp nâng cao tư duy, cũng như đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển dự án, tạo đòn bẩy giúp họ vượt lên, bứt phá và trở thành những công ty điển hình cho một thế hệ tiên phong, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp dẫn đầu trong khu vực theo Tầm nhìn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc”, ông Mike Brown, Tổng Giám đốc Uber Châu Á Thái bình Dương chia sẻ.
" alt=""/>Uber chính thức khởi động chương trình khởi nghiệp thông minhPhía sau ánh hào quang nhiều tỷ đô của Samsung, Intel Việt Nam
Trao đổi tại hội thảo khoa học quốc tế "Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035", Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam, trong nhiều năm qua, sự phát triển của công nghiệp ưu tiên Việt Nam phần nhiều đều thất bại do không có sức cạnh tranh, được bảo hộ (như ngành ô tô, thép, đường).
Lấy ví dụ với công nghiệp ô tô, từ năm 1994 – 1995 đã có chính sách bảo hộ và cho đến nay vẫn bảo hộ, ngành công nghiệp non trẻ này chưa bao giờ lớn nhờ được bảo hộ.
Vài năm gần đây, thị trường Việt Nam được nhắc đến nhiều hơn trên bản đồ thị trường công nghiệp, điện tử thế giới với những cái tên như chip điện tử Intel, điện thoại Samsung, máy ảnh, photocopy Canon… nhưng đặc trưng chung đều là của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam dựa vào nhân công rẻ, thuê đất rẻ cùng những khuyến khích về môi trường đầu tư… Nhưng nếu nhìn đằng sau câu chuyện giá trị xuất khẩu trên 4 tỷ USD của Intel, hay điện thoại Samsung xuất khẩu tới gần 30 tỷ USD/năm, đóng góp gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thì thực chất phần tham gia của Việt Nam cũng chỉ là gia công và lắp ráp.
Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh cho hay, mới đây Fulbright Việt Nam đã có nghiên cứu về Intel thì cho thấy Việt Nam không có nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 nào cho hãng này, chỉ cung cấp được một vài bộ phận như giá đỡ, hộp, linh kiện nhỏ.
Thậm chí, qua tìm hiểu sâu hơn của Fulbright thì có doanh nghiệp làm linh kiện nhỏ thậm chí còn phải nhập từ Trung Quốc rồi bán lại cho Intel.
“Điều đó cho thấy, giá trị gia tăng của các nhà cung ứng nội địa cho Intel tại Việt Nam chỉ 3%, còn 97% là nhập khẩu. Còn với điện thoại Samsung thì 92% là nhập khẩu, còn lại 8% là đất đai rẻ, điện rẻ, nguồn lao động rẻ, môi trường rẻ…”, ông Vũ Thành Tự Anh nói, đồng thời cho rằng về mặt hình thức là thành công nhưng Intel, Samsung hay Canon chưa tạo ra được sự lan tỏa về công nghệ, gia tăng giá trị gia tăng, chưa trở thành cốt lõi để tạo ra được cụm ngành điện tử cho Việt Nam, thực tế vẫn chủ yếu là kiểm định và lắp ráp – những khâu tương đối đơn giản.
![]() |
Để nhìn tổng quan hơn về chặng đường phát triển bước đầu của FaceCar, chúng ta có thể tham khảo dữ liệu về ứng dụng này trên App Annie, một công cụ đo lường khá uy tín trên các kho ứng dụng. Theo App Annie xếp hạng ngày thứ Bảy (4/3/2017) thì FaceCar chỉ xếp sau Grab và Uber đối với mảng ứng dụng đặt xe.
Trên kho Apple Store, FaceCar đang đứng thứ 5 do App Annie xếp hạng trong hạng mục của mình là Travel (Du lịch), xếp thứ nhất là Grab, thứ 2 là Uber và sau đó là một vài ứng dụng bản đồ. Trong khi đó trên kho Google Play, FaceCar đang đứng thứ 13 trong hạng mục của mình là Maps & Navigation (Bản đồ & Dẫn đường), xếp đầu là Grab, thứ 2 là Uber và tiếp sau đó cũng chỉ là các ứng dụng bản đồ, chỉ đường không cùng mảng đặt xe.
Đây là một tín hiệu cho thấy FaceCar có tiềm năng lớn để thu hút người dùng Việt Nam ở mảng đặt xe qua smartphone, nơi vốn người ta thường chỉ biết đến Uber và Grab. Với một start-up non trẻ như FaceCar thì vị trí hiện tại rất đáng khen, không ít các hãng taxi truyền thống như Group, Vinasun, Mai Linh cũng đang tung ra ứng dụng đặt xe nhưng FaceCar đang vượt lên trên.
Nhìn về quá trình thì FaceCar xuất hiện vào khoảng đầu tháng 6/2016, bắt đầu có những bước thăng tiến mạnh trên kho ứng dụng kể từ khoảng tháng 12 và từ đó đến nay tăng trưởng khá ổn định.
![]() |
![]() |